Home » Blog » Marketing cơ bản như nào?

Marketing cơ bản như nào?

Nghe nhanh tại đây:

1. Tìm hiểu về thuật ngữ Marketing trong kinh doanh

Marketing là tạo ra giá trị và phân phối những giá trị đó nhằm thỏa mãn vấn đề của khách hàng mục tiêu để đem lại lợi nhuận tối ưu của doanh nghiệp”: chuyên gia Marketing thế giới Philip Kotler.

Năm 1944, lần đầu tiên được nhắc đến ở Mỹ với ý nghĩa cơ bản: “Market” là thị trường và đuôi “ing” mang nghĩa vận động. Tổng quan là sự vận động của thị trường hàng hóa ở thì hiện tại và tương lai vẫn sẽ diễn ra.

Bắt đầu và không có kết thúc, bởi đầu tiên là hành động “nghiên cứu thị trường” để nắm được nhu cầu, không thể tiếp tục nếu nhu cầu không có vì đó là việc làm vô nghĩa.

Khi đã triển khai và bán được sản phẩm thì đến phía sau, hậu mãi, gợi mở như cầu liên quan, nâng cấp như cầu đã có và cứ như vậy.. nên không có kết thúc.

Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến trình để nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, và nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng cổ đông”: Hiệp hội Marketing Mỹ (American Marketing Association, AMA) cho định nghĩa.

2. Marketing hiện đại và phương pháp

Hiện tại, Marketing hiện đại chú trọng vào việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng nhiều hơn bằng cách tập trung vào thị trường và khách hàng.

Đầu tiên, phát hiện nhu cầu hau “nỗi đau” của thị trường đang vướng phải. Và sau đó tìm cách giải quyết vấn đề đó.

Phương pháp triển khai marketing hiện đại được hội tụ và bồi đắp bởi các lĩnh vực khác nhau như: tâm lý học, xã hội học, nhân loại học … chứ không đơn thuần chỉ trong phạm vị sản phẩm bán ra. Marketing cơ bản xoay quanh phương pháp 4P.

* Marketing 4P (Mix) là gì?

2.1. Product (sản phẩm)

Sản phẩm gồm hai loại hình: Hữu hình và Vô hình. Sản phẩm Hữu hình là những thứ cầm, nằm, sờ, nhìn thấy được. Sản phẩm Vô hình là các dịch vụ cung cấp đến người dùng cuối (khách hàng sử dụng).

2.2. Pricing (Định giá)

Định giá là định hình nên trị giá của sản phẩm, gồm cả giảm giá. Trị giá này có thể là tiền mặt hoặc thời gian, hay bất kỳ thứ gì tương đương.

2.3. Placement hay distribution (Vị trí – Phân phối)

Trong kinh doanh truyền thống hay số hóa 4.0 như hiện nay, yếu tố vị trí điểm bán luôn có vai trò quan trọng. Nó có thuận tiện với khách hàng hay không. Nhận định đối tượng nào để xác định cách phân phối sản phẩm.

2.4. Promotion (Khuyến mãi)

Đây có thể coi là điều gây kích thích nhất cho khách hàng đối với sản phẩm bán ra. Khi mọi người chú ý, chia sẻ mạnh mẽ và ảnh hưởng đến quyết định xuống tiền nhanh.

Nhà marketing giỏi cần áp dụng tốt phương pháp này để tạo ra một kế hoạch merketing hoàn chỉnh.

Phương pháp 4P sẽ hiệu quả cao khi ứng dụng với giá trị hàng hóa thấp, còn với hàng hóa giá trị cao cần có những điều chỉnh linh hoạt để phù hợp: ví như môi trường, yếu tố tự nhiên khác, tính bền vững trong cung cấp sản phẩm để đáp ứng hợp đồng dài hạn.

Dù vậy, mô hình 4P vẫn có những hạn chế là có thiên hướng nhìn thị trường từ trong (công ty) ra ngoài, khi bản chất marketing là nhìn từ ngoài vào trong.

Để hoàn thiện hơn về vấn đề này, chúng ta có thể tìm hiểu về mô hình mở rộng: Marketing 7Ps.

3. Digital Marketing

Digital Marketing là tiếp thị kỹ thuật số khởi nguồn từ 1971, nhưng thực sự được triển khai năm 1990 khi sử dụng internet toàn cầu.

Đây là sự phát triển của Marketing, giúp đẩy nhanh và mạnh độ phủ sóng hơn rất nhiều với cách làm truyền thống.

** Có 2 dạng Digital Marketing là: Online và Offline

3.1. Digital Marketing Online:

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)

– Tiếp thị tìm kiếm (SEM)

– Tiếp thị Influential (người có ảnh hưởng)

– Tiếp thị truyền thông xã hội

– Tiếp thị thương mại điện tử

– Tiếp thị Email

– Quảng cáo hiển thị

– Video

3.2. Digital Marketing Offline:

– Sách điện tử

– Đĩa CD, DVD…

– Game

4. Tầm quan trọng của Marketing

Marketing đóng vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng, giúp doanh nghiệp xác định được như cầu thị trường để đưa ra điều chỉnh hợp lý.

Việc hiểu rõ khách hàng cũng rất cần thiết để có thể cải thiện lợi thế cạnh tranh, tối ưu hóa sản phẩm, dịch vụ tiện ích.

Từ các hoạt động của Marketing, các doanh nghiệp sẽ nắm bắt được xu hướng thị trường sẽ có tác động tích cực hay tiêu cực đến tương lai.

Nhiều người nói rằng, Marketing không cần thiết khi bạn đang là công ty nhỏ hay vừa thành lập. Đó không hẳn là nhận định đúng đắn, đặc biệt trong thị trường ngày nay.

Sự cạnh tranh ở thế kỷ 21 là siêu cạnh tranh, nên càng hiểu rõ thị trường cần gì => ta sẽ có được giải pháp để đáp ứng, thay vì đi mò mẫn, phỏng đoán rồi đưa ra quyết định.

Cách làm đó quá rủi ro, Marketing sẽ khắc phục điều đó cho bạn. Vậy nên Marketing giờ đây là cốt yếu trong mỗi công ty chứ không còn là có cũng được, không có cũng được.

Nguồn: https://www.theweblead.one/2022/11/marketing-la-gi.html

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]