Home » Blog » Atto giây nhanh ra sao?

Atto giây nhanh ra sao?

Ba nhà khoa học Pierre Agostini, Ferenc Krausz và Anne L’Huillier đoạt giải Nobel Vật lý 2023 nhờ phát minh ra các phương pháp thí nghiệm tạo ra các xung ánh sáng atto giây. Công trình này có thể mang lại những đột phá trong điện tử và hóa học.

  • Atto giây là một phần tỷ của một phần tỷ giây. Để dễ hình dung hơn, số lượng atto giây trong một giây tương đương với số lượng giây trong suốt lịch sử 13,8 tỷ năm của vũ trụ.”
  • “Khả năng hoạt động trong khoảng thời gian này rất quan trọng vì đây là tốc độ mà các electron – thành phần trọng yếu của nguyên tử – vận hành. Ví dụ, electron mất 150 atto giây để di chuyển xung quanh hạt nhân của nguyên tử hydro.”
  • “Nhà vật lý người Thụy Điển gốc Pháp Anne L’Huillier là người đầu tiên phát hiện một công cụ để mở ra thế giới atto giây. Công cụ này sử dụng laser công suất cao để tạo ra các xung ánh sáng trong những khoảng thời gian cực ngắn.”
  • “Cả ba người đoạt giải hôm qua đều từng giữ kỷ lục thế giới về xung ánh sáng ngắn nhất.”
  • “Các chuyên gia cho biết, công nghệ tận dụng atto giây vẫn chưa trở thành xu hướng phổ biến, nhưng tương lai có vẻ hứa hẹn.”
  • “Đến nay, các nhà khoa học gần như chỉ có thể sử dụng atto giây để quan sát electron. Việc kiểm soát các electron và điểu khiển chuyển động của chúng về cơ bản vẫn chưa đạt được, hoặc chỉ mới bắt đầu trở nên khả thi.”
  • “Việc này có thể giúp các thiết bị điện tử trở nên nhanh hơn nhiều, đồng thời châm ngòi cho một cuộc cách mạng trong hóa học.”
Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]