Quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia được phân định ra thành bốn cấp độ từ thấp đến cao lần lượt là:
Cấp độ 1, Đối tác. Đây là cấp độ quan hệ cơ bản nhất, được xây dựng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Cùng nhau giao kết về bất kỳ lĩnh vực nào phù hợp ở mức kết hợp ngắn hạn, và sau khi kết thúc công việc thì ai lại về nhà nấy.
Cấp độ 2, Đối tác toàn diện. Cấp độ này thể hiện sự hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực, bao gồm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, nhưng vẫn chỉ là hợp tác ở bề mặt, lợi ích ngắn hạn cho từng công việc chứ không hỗ trợ và đi quá xa.
Cấp độ 3, Đối tác chiến lược. Cấp độ này thể hiện sự hợp tác đặc biệt, mang tính chiến lược, lâu dài giữa hai quốc gia. Và sẽ tập trung vào 1 số lĩnh vực nhất định chứ không phải toàn bộ và có giới hạn về sự đa dạng.
Cấp độ 4, Đối tác chiến lược toàn diện. Đây là cấp độ quan hệ cao nhất, thể hiện sự hợp tác sâu rộng và toàn diện trên mọi lĩnh vực, đồng thời gắn bó lợi ích lâu dài, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng và toàn diện trên mọi lĩnh vực mà các bên cùng có lợi.
Và điều quan trọng nhất là lòng tin chiến lược giữa 2 quốc gia giành cho nhau. Đây là điều rất khó có thể đạt được bởi yếu tố thể chế hoặc tầm nhìn vĩ mô hay văn hóa khác nhau sẽ là rào cản lớn.
Các cấp độ quan hệ quốc gia được xác lập dựa trên các yếu tố sau
Lịch sử, truyền thống hữu nghị: Các mối quan hệ có lịch sử lâu dài, truyền thống hữu nghị sẽ có nền tảng vững chắc để phát triển.
Lợi ích chung: Các quốc gia có lợi ích chung sẽ có xu hướng hợp tác chặt chẽ hơn.
Tình hình khu vực và thế giới: Tình hình khu vực và thế giới cũng có thể tác động đến việc xác lập các cấp độ quan hệ quốc gia.
Ví dụ, Trước ngày 10/9/2023 Việt Nam đang có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 4 nước là Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc. Đây đều là những nước có mối quan hệ quan trọng đối với Việt Nam về cả kinh tế, chính trị, an ninh và quốc phòng, Và mới đây là Mỹ.
Đây cũng là một 1 điều vô cùng đặc biệt mà chỉ duy nhất Việt Nam làm được đó là nâng cấp quan hệ cao nhất với 3 quốc gia lớn và có sự đối nghịch nhau là Mỹ, trung quốc và Nga. Các quốc gia trên thế giới đến hiện nay sẽ thường phải chọn 1 trong 3, rất ít quốc gia có được 2, nhưng Việt Nam có cả 3, đây là sự đặc biệt nhất.
Việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và các nước là một dấu mốc quan trọng trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam. Điều này thể hiện sự tin tưởng và quyết tâm của Việt Nam trong việc thúc đẩy hợp tác với các nước, nhằm góp phần vào hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.